Lịch sử

Địa danh Hạ Lang có từ xa xưa. Đời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), phủ Cao Bằng gồm 4 châu: Thái Nguyên, Lộng Nguyên, Thượng Lang, Hạ Lang. Theo sách Tên các lằng xẵ Việt Nam đầu thế kỷ XIX đời Gia Long (1802-1820), các đơn vị hành chính thuộc trấn Cao Bằng gồm 4 châu, 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phô', trại, động. Các tổng của châu Hạ Lang là:

-   Tổng Điều Lương  có 6 xã, trại, chợ: Điều Lương, Pha Lang, Đô Mông Sơn, Linh Lang Trạch, Trại Lũng Uyển, chợ Giản Long,..

-   Tổng Tuyền Đằng có 5 xã: Tuyền Đằng, Lạc Oa, Trạo Nhi, Đồng Loan, Lũng Đa.

-   Tổng Lệnh Cấm có 6 xã: Lệnh Cấm, Phúc An, Nhượng Mỹ, Dương Áng, Phục Lễ, Minh Giao.

-   Tổng Vĩnh Thọ có 8 xã, thôn: Vĩnh Thọ, Liêm Quyền, Hoá Long, Lạc Sơn, thôn Quang Bí, thôn Vãn Chu, Thượng Bì Hà, Hạ Hội Tuyền.

Cuôì năm 1886, thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm Cao Bằng và các châu trong tỉnh.

Năm 1887, thực dân Pháp và triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký hiệp định về biên giới tại Thiên Tân (Trung Quốc), thì châu Hạ Lang vẫn gồm bốn tổng: Điều Lương, Tuyền Đằng, Lệnh Cấm, Vĩnh Thọ, như thời kỳ đầu nhà Nguyễn.

Mùa xuân năm 1892, lợi dụng lúc Pháp còn đang lao đao đốì phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, nên Mãn Thanh đã cho quân đánh chiếm toàn bộ tổng Điều Lương và một phần tổng Tuyền Đằng của châu Hạ Lang.

Cuộc đàm phán giữa Pháp và Mãn Thanh về biên giới kéo dài hơn hai nám, đến giờ Ngọ, ngày 13 tháng 3 năm 1894, tại Nha môn, Long Châu, Quảng Tây (Trung Quốc), hai bên đã ký bổ sung về Hiệp định biên giối vởi thoả thuận là:

Quân Mãn Thanh rút khỏi tổng Tuyền Đằng;

Thực dân Pháp nhượng tổng Điều Lương cho Mãn Thanh vối tổng diện tích là 250 km2, từ đó Mãn Thanh gọi tổng Điều Lương là hương Kim Long (nay là trấn Kim Long, huyện Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc).

Sau khi mất tổng Điều Lương, thực dân Pháp đã điều chỉnh lại các đơn vị hành chính:

Đưa hai xã là Nga Sơn và Trùng Nhai thuộc tổng Nga Ổ, châu Thượng Lang vào tổng Tuyền Đằng, vối tên gọi mối là tổng Phong Đằng, đồng thòi sáp nhập tổng Phong Đằng vào châu Thượng Lang (tức phủ Trùng Khánh).

Sáp nhập tổng Lệnh Cấm và tổng Vĩnh Thọ thành một tổng mối lấy tên gọi là tổng Lệnh Cấm thuộc châu Hạ Lang; châu Hạ Lang thòi kỳ này gồm 12 xã: Lệnh Cấm, Dương Áng, Vĩnh Thọ, Bản Kiểng, Minh Giao, Phúc Bình, Nhượng Mỹ, Bàn Lạc, Liêm Thuỷ, Văn Khu, Quang Bí, Bắc Vọng (xã Bắc Vọng thòi kỳ Pháp thuộc gồm cả các xóm Bản Co, Nà Khỏt, vằng Xà, Khuổi Kheng, Khun Đâư, Khun Noỏc, các xóm này đã được sáp nhập vào xã Triệu Ẩu từ năm 1945, còn các xóm Khun Đâư, Khun Noỏc nhập vào Triệu Âu năm 1960).

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tổng Phong Đằng thuộc châu Thượng Lang sáp nhập vào châu Hạ Lang. Các đơn vị hành chính được điều chỉnh tên gọi huyện, xã. Châu Hạ Lang đổi thành huyện Hạ Lang và các xã được đổi tên theo tên của các cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến như: An Lạc, Cô Ngân, Vinh Quý, Thanh Nhật, Thái Đức, Việt Chu, Thị Hoa, Đức Quang, Lý Quốc, Minh Long.. .Từ sau năm 1954, Nhà nước có một sô' điều chỉnh, chia, tách và sáp nhập một số đơn vị hành chính xã. Cụ thể là: Năm 1969, theo Quyết định số 176/CP ngày 15-9- 1969 của Hội đồng Chính phủ đã có một sô' điều chỉnh: sáp nhập các xã Minh Long, Lý Quốc, Thắng Lợi, Đức Quang và Kim Loan vào huyện Trùng Khánh; sáp nhập các xã Thanh Nhật, Quang Long, Việt Chu, Thái Đức, Thị Hoa, Vinh Quý, Cô Ngân, An Lạc vào huyện Quảng Hoà. Đến năm 1981, theo Quyết định sô' 245/CP ngày 10- 6-1981 của Hội đồng Chính phủ: thành lập xã Đồng Loan (huyện Trùng Khánh) trên cơ sở lấy toàn bộ Thôn A gồm các xóm Khau Rạ, Bản Sáng, Bản Lẹn, Bản Lung, Bản Mjào, Bản Thuộc (xã Thắng Lợi) và các xóm Lũng Nặm, Lũng Rúm, Lũng Phục, Lũng Cúng, Lũng Mán, Lũng Búa (xã Lý Quốc); các xóm Bản Nha và Luộc Phjong (xã Minh Long); tách các xóm Lý Vạn, Lũng Pấu, Khỉ Cháo, Nặm Tốíc của xã Minh Long sáp nhập vào xã Lý Quốc; tách các xóm Luộc Thay, Thôm Rin, Nà Mần, Nà Đắng, Nà Tính, Nà Kéo, Bản Ngay, Lũng Than của xã Quang Long và xóm Sa Tao của xã Thanh Nhật sáp nhập vào xã Việt Chu.

Ngày 1 tháng 9 năm 1981, huyện Hạ Lang được tái lập trên cơ sở lấy các xã Minh Long, Lý Quốc, Thắng Lợi, Đức Quang, Kim Loan, Đồng Loan của huyện Trùng Khánh; xã An Lạc, Thanh Nhật, Quang Long, Việt Chu, Thái Đức, Thị Hoa, Cô Ngân, Vinh Quý của huyện Quảng Hoà hợp thành huyện Hạ Lang; và trụ sở đóng tại xã Thanh Nhật.

Sau khi tổ chức lễ nhận bàn giao các xã từ huyện Quảng Hoà (ngày 18-9-1981) và huyện Trùng Khánh (ngày 23-9-1981). Lễ công bô' chính thức quyết định tái lập huyện Hạ Lang đã được tổ chức vào ngày 3 tháng 10 năm 1981 tại khu vực Huyện uỷ hiện nay.








image advertisement

 image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập