Quá trình phát triển

Lịch sử phát triển của huyện đến nay

 

Địa danh Hạ Lang có từ thời xa xưa. Đời Hồng Đức (1470 - 1497) phủ Cao Bằng gồm 4 châu: Thái Nguyên, Lộng Nguyên, Thượng Lang, Hạ Lang. Sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, đời Gia Long (1802 - 1820), các đơn vị hành chính thuộc trấn Cao Bằng gồm 4 châu, 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phố, trại, động. Bốn châu là Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang và Hạ Lang. Hạ Lang có 4 tổng, 24 xã, thôn.

  Sau cách mạng tháng tám năm 1945, tổng Phong Đằng thuộc châu Thượng Lang sát nhập vào châu Hạ Lang. Các đơn vị hành chính được điều chỉnh tên gọi huyện, xã. Châu Hạ Lang đổi thành huyện Hạ Lang. Các xã mang tên của các cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến như: An Lạc, Cô Ngân, Vinh Quý, Thanh Nhật, Thái Đức, Việt Chu, Thị Hoa, Đức Quang, Minh Long ... như tên các xã hiện nay.

Từ sau năm 1954, Nhà nước có một số điều chỉnh, chia, tách và sát nhập một số đơn vị hành chính xã.

Ngày 1 tháng 9 năm 1981, tái lập huyện Hạ Lang, có trụ sở đóng tại xã Thanh Nhật, nay là Thị trấn Thanh Nhật.

Sự ra đời và phát triển của huyện Hạ Lang gắn liền với quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống chế độ thực dân, đế quốc để bảo vệ quê hương đất nước của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là trong 2 cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc chống Mỹ xâm lược, nhân dân các dân tộc huyện Hạ Lang quyết tâm không làm nô lệ, không khuất phục trước kè thù xâm lược. Nhiều phong trào kháng chiến của các tầng lớp nhân dân nổ ra chống lại chế độ hà khắc bóc lột của thực dân Pháp; tiêu biểu đó là phòng trào đấu tranh của nhân dân Bản Đẩy, xã Thái Đức năm 1887 - 1888, mặc dù thất bại nhưng đã để lại cho thực dân Pháp 1 bài học quý giá, đó là trong suốt thời kỳ cai trị chúng không giám tuyển lính người địa phương. Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, song song với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miến Bắc, huyện Hạ Lang đã cùng với các địa phương trong cả nước thực hiện nhiệm vụ thống nhất nước nhà; nhiều người con ưu tú của huyện đã lên đường nhập ngũ, hưởng ứng khẩu hiệu "tất cả vì miền nam ruột thịt".

Từ năm 1986 đến nay, toàn huyện bước vào thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng.

Trải qua quá trình lịch sử hình thành, đấu tranh và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Hạ Lang luôn nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, tranh thủ mọi thời cơ thuận lợi và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Cụ thể như sau:

- Về tăng trưởng kinh kế bình quân hàng năm đạt: 5,85%/12%.

- Về thu nhập bình quân theo đầu người: 699 USD.

- Về cơ cấu kinh tế: tỷ trọng nông lâm nghiệp: 74,14%/67%; công nghiệp xây dựng: 0,75%/9%; thương mại dịch vụ: 25,11%/24%.

- Về tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt trên 12.000 tấn. Hiện nay toàn huyện đã có hơn 700 ha mía nguyên liệu xuất khẩu sang Trung Quốc. Giá trị trên 1 đơn vị canh tác đạt trên 25 triệu đồng/ ha.

- Về kết cấu hạ tầng: nhiều các công trình đường, điện, trường, trạm được đầu tư xây mới. Toàn huyện có 14/14 xã có đường giao thông xe ô tô đến trung tâm xã, 134/147 xóm có đường ô tô đến xóm, 136/147 xóm có nhà họp xóm; 14/14 xã có điện lưới, với tổng số hộ của huyện được dùng điện là 94,4 %; 88% tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh ...

- Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến quan trọng, chất lượng giáo dục đào tạo từng bước được nâng cao. Mạng lưới y tế được củng cố xây dựng mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Hoạt động văn hoá thông tin thể thao, truyền thanh truyền hình được phát triển với nội dung hình thức phong phú đa dạng. Cuộc vân động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư" được đẩy mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu. Các danh hiệu văn hóa được duy trì và tăng qua các năm.

 Mặc dù vậy, do xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng giao thông còn yếu và thiếu, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất manh nhún còn phổ biến, công thương nghiệp, dịch vụ dạng tiềm năng ..., Hạ Lang vẫn là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.

 

Lịch sử phát triển của huyện đến nay

 

Địa danh Hạ Lang có từ thời xa xưa. Đời Hồng Đức (1470 - 1497) phủ Cao Bằng gồm 4 châu: Thái Nguyên, Lộng Nguyên, Thượng Lang, Hạ Lang. Sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, đời Gia Long (1802 - 1820), các đơn vị hành chính thuộc trấn Cao Bằng gồm 4 châu, 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phố, trại, động. Bốn châu là Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang và Hạ Lang. Hạ Lang có 4 tổng, 24 xã, thôn.

  Sau cách mạng tháng tám năm 1945, tổng Phong Đằng thuộc châu Thượng Lang sát nhập vào châu Hạ Lang. Các đơn vị hành chính được điều chỉnh tên gọi huyện, xã. Châu Hạ Lang đổi thành huyện Hạ Lang. Các xã mang tên của các cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến như: An Lạc, Cô Ngân, Vinh Quý, Thanh Nhật, Thái Đức, Việt Chu, Thị Hoa, Đức Quang, Minh Long ... như tên các xã hiện nay.

Từ sau năm 1954, Nhà nước có một số điều chỉnh, chia, tách và sát nhập một số đơn vị hành chính xã.

Ngày 1 tháng 9 năm 1981, tái lập huyện Hạ Lang, có trụ sở đóng tại xã Thanh Nhật, nay là Thị trấn Thanh Nhật.

Sự ra đời và phát triển của huyện Hạ Lang gắn liền với quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống chế độ thực dân, đế quốc để bảo vệ quê hương đất nước của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là trong 2 cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc chống Mỹ xâm lược, nhân dân các dân tộc huyện Hạ Lang quyết tâm không làm nô lệ, không khuất phục trước kè thù xâm lược. Nhiều phong trào kháng chiến của các tầng lớp nhân dân nổ ra chống lại chế độ hà khắc bóc lột của thực dân Pháp; tiêu biểu đó là phòng trào đấu tranh của nhân dân Bản Đẩy, xã Thái Đức năm 1887 - 1888, mặc dù thất bại nhưng đã để lại cho thực dân Pháp 1 bài học quý giá, đó là trong suốt thời kỳ cai trị chúng không giám tuyển lính người địa phương. Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, song song với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miến Bắc, huyện Hạ Lang đã cùng với các địa phương trong cả nước thực hiện nhiệm vụ thống nhất nước nhà; nhiều người con ưu tú của huyện đã lên đường nhập ngũ, hưởng ứng khẩu hiệu "tất cả vì miền nam ruột thịt".

Từ năm 1986 đến nay, toàn huyện bước vào thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng.

Trải qua quá trình lịch sử hình thành, đấu tranh và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Hạ Lang luôn nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, tranh thủ mọi thời cơ thuận lợi và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Cụ thể như sau:

- Về tăng trưởng kinh kế bình quân hàng năm đạt: 5,85%/12%.

- Về thu nhập bình quân theo đầu người: 699 USD.

- Về cơ cấu kinh tế: tỷ trọng nông lâm nghiệp: 74,14%/67%; công nghiệp xây dựng: 0,75%/9%; thương mại dịch vụ: 25,11%/24%.

- Về tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt trên 12.000 tấn. Hiện nay toàn huyện đã có hơn 700 ha mía nguyên liệu xuất khẩu sang Trung Quốc. Giá trị trên 1 đơn vị canh tác đạt trên 25 triệu đồng/ ha.

- Về kết cấu hạ tầng: nhiều các công trình đường, điện, trường, trạm được đầu tư xây mới. Toàn huyện có 14/14 xã có đường giao thông xe ô tô đến trung tâm xã, 134/147 xóm có đường ô tô đến xóm, 136/147 xóm có nhà họp xóm; 14/14 xã có điện lưới, với tổng số hộ của huyện được dùng điện là 94,4 %; 88% tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh ...

- Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến quan trọng, chất lượng giáo dục đào tạo từng bước được nâng cao. Mạng lưới y tế được củng cố xây dựng mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Hoạt động văn hoá thông tin thể thao, truyền thanh truyền hình được phát triển với nội dung hình thức phong phú đa dạng. Cuộc vân động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư" được đẩy mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu. Các danh hiệu văn hóa được duy trì và tăng qua các năm.

 Mặc dù vậy, do xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng giao thông còn yếu và thiếu, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất manh nhún còn phổ biến, công thương nghiệp, dịch vụ dạng tiềm năng ..., Hạ Lang vẫn là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.

 

Tin liên quan













image advertisement

 image advertisement

image advertisement

image advertisement

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập