Hội nghị trao đổi, học tập kinh nghiệm phát triển sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp
Ngày 25/8, tại huyện Hạ Lang, UBND
03 huyện Hạ Lang, Quảng Hòa, Trùng Khánh phối hợp tổ chức hội nghị trao đổi, học
tập kinh nghiệm phát triển sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp trên địa bàn 03
huyện năm 2023.
Trong thời gian qua, 03 huyện đã chủ động
trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, xác định, xây dựng kế hoạch và các giải
pháp cụ thể ngay từ đầu năm. Tổ chức thành lập ban chỉ đạo thực hiện Chương
trình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.Tuyên truyền phổ biến các nội dung về
sản xuất nông nghiệp hàng hóa, từng bước nâng cao nhận thức của người dân. Năm
2021-2023, huyện Hạ Lang đã có một số đơn vị đến liên kết sản xuất trồng
cây nghệ với diện tích 19,56 ha tại 02 Quang Long, Kim Loan; trồng Lạc SVL1 với
diện tích 21,2 ha, tại 03 xã An Lạc, Đức Quang, Thống Nhất, khảo sát trồng cây
mác ca với diện tích 170ha tại xã Kim Loan; triển khai, mở rộng vùng nguyên liệu
sắn cao sản với diện tích 276,67ha, công ty đã thu mua với giá giao động
1.600-1.800đ/kg… hiện nay huyện đang thực hiện liên kết trồng cây Lạc, cây Dong
Giềng, cây Thuốc Lá… Huyện Quảng Hòa từng bước chuyển đổi sản xuất nông nghiệp
theo hướng hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm gần 100ha, nâng tổng diện
tích hàng hóa của huyện lên 4.000ha, chiếm 29%, giá trị sản xuất nông nghiệp/
ha đạt 55,8/55 triệu đồng… Huyện Trùng Khánh luôn xác định phát triển các cây
trồng bản địa, đặc hữu của huyện như: Cây Cam, Quýt với diện tích khoảng 160 ha, sản lượng đạt 600-800 tấn/năm,
Hạt Dẻ với diện tích 500ha, đạt 650-750
tấn/ năm, 45 ha Lê, thu hoạch 20 ha, năng xuất 50,15 tạ/ha, sản lượng ước đạt
100,30 tấn, Nếp ong từ 350-500 tấn/năm, chiếm 11,5% diện tích gieo trồng… Góp
phần từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao chất
lượng, giá trị các sản phẩm .… đã và đang dần hình thành sản phẩm hàng hóa mang
tính đặc trung của 03 huyện. Bên cạnh đó, các giống Lúa, Ngô, cây Mác Mật…. được
quan tâm và nhận rộng; 03 huyện đã có trên 14 sản phẩm OCOP được công nhận đạt
3 sao cấp tỉnh... Qua đó các chỉ tiêu, nhiệm vụ lĩnh vực nông lâm nghiệp hàng
năm đều đạt và vượt kế hoạch giao….

Tại Hội nghị các đại biểu trao đổi kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp
phát triển kinh tế Nông – Lâm Nghiệp đến năm 2025. Nhằm định hướng và tìm ra
các giải pháp triển khai thực hiện các mô hình phát triển kinh tế Nông - Lâm
nghiệp có hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất tập trung hàng hóa, xây dựng
thương hiệu sản phẩm đặc trưng, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm Nông -
Lâm nghiệp của 03 huyện. Tiếp tục thực hiện chương trình đầu tư có thu hồi để
nhân dân được vay các loại giống và phân bón phục vụ sản xuất, nhằm đẩy mạnh
công tác thâm canh, đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất
để nâng cao giá trị canh tác trên đơn vị diện tích.
Qua hội nghị nhằm phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp, nâng cao chất
lượng, giá trị sản phẩm; để hoạt động sản xuất chế biến, xúc tiến thương mại
nông lâm nghiệp được phát triển. Phải triển khai một cách đồng bộ, nhịp nhàng,
toàn diện từ huyện đến cơ sở và sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các cơ quan,
ban, ngành, đặc biệt là ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các chính
sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đảm bảo tính đồng bộ, thiết thực, tháo gỡ kịp
thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp đưa các
sản phẩm nông lâm nghiệp lên các trang thông tin điện tử, các kênh bán hàng trực
tuyến, nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của từng vùng,
miền; để thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp công nghiệp hóa; chế biến gắn với
tiêu thụ, phát triển thị trường sản phẩm chất lượng an toàn thực phẩm là nhiệm
vụ của cả hệ thống chính trị, của đa ngành, đa lĩnh vực và của toàn thể nhân
dân…/.
Nông Linh, Đông Dương